BẢO VỆ THÀNH CÔNG CÁC ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG CỦA CÁN BỘ KHOA TIẾNG ANH -TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Tác giả: Bộ môn Văn hóa Văn minh Anh - Mỹ - Cập nhật: 1/21/2015

BẢO VỆ THÀNH CÔNG CÁC ĐỀ TÀI CẤP TRƯỜNG CỦA CÁN BỘ KHOA TIẾNG ANH -TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 

Trong hai tuần đầu tháng 1/2015 vừa qua, các cán bộ, giảng viên trong khoa đã bảo vệ thành công 04 Đề tài cấp trường nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng viên, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập khi áp dụng các đề tài này vào thực tế.

1-Đề tài: SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH ĐỂ TẠO HỨNG THÚ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾP THU BÀI GIẢNG CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.

Mã số: SPHN-12-210

Cơ quan chủ trì: Trường đại học Sư Phạm Hà Nội

Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ 1/ 2012 đến 6/2013

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hà Hồng Nga - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Người tham gia: CN Trần Thị Vân Anh - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Tính mới của đề tài: Đây là đề tài đầu tiên của trường ĐHSPHN về việc áp dụng một số trò chơi trên lớp để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả bài giảng cho sinh viên không chuyên trường ĐHSPHN.

Sản phẩm :

+ Bài báo đăng trên Tạp chí Giáo Dục có tiêu đề: Sử dụng một số trò chơi trên lớp để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả bài giảng cho sinh viên không chuyên tại trường ĐHSP Hà Nội” số đặc biệt tháng 7/ 2013, trang 131-133.

+ Một số trò chơi gợi ý và những công việc giáo viên cần chuẩn bị để thực hiện.

2- Đề tài: NGHIÊN CỨU THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN BÁO CHÍ TIẾNG ANH TRÊN BÌNH DIỆN PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN - Mã số: SPHN-12-207

Cơ quan chủ trì: Trường đại học Sư Phạm Hà Nội

Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ 6/ 2012 đến 12/2013

Chủ nhiệm đề tài:   Th.S Lưu Thị Kim Nhung - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Những người tham gia:

Th.S Trần Hương Quỳnh - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Th.S Đào Thị Bích Nguyên - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Tính mới của đề tài:

Về phương pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng dữ liệu là các bài báo của hai tờ The New YorkTimes và The Independent đưa tin về biến đổi khí hậu, được đưa vào phần mềm vi tính WordSmithTools 6.0. Đường hướng phân tích chính là dựa trên bình diện phân tích diễn ngôn, để tìm ra cácthuật ngữ liên quan đến biến đổi khí hậu. Đề tài cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngôn từ trong văn bản, điểm khác biệt và điểm tương đồng trong diễn ngôn của các đối tượngkhác nhau khi đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu, sự thể hiện vấn đề biến đổi khí hậu trong các diễn ngôn trên báo chí. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp người đọc các văn bản báo chí liên quan đến biến đổi khí hậu có cách tiếp cận hiệu quả hơn đối với các  diễn ngôn này. Cuối cùng, và rất quan trọng, là đóng góp của đề tài đối với các chương trình giáo dục về biến đổi khí hậu thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào dạy học tiếng Anh phổ quát cũng như tiếngAnh chuyên ngành.Tóm lại, đề tài nghiên cứu có đóng góp mới cho ngành ngôn ngữ học, đó là nghiên cứu vềbiến đổi khí hậu qua lăng kính ngôn ngữ, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về biến đổi khí hậu mà cuối cùng là góp phần phát triển đất nước một cách bền vững.

Sản phẩm :

Các bài báo liên quan đến đề tài đã được đăng:

 +  Lưu Thị Kim Nhung. 2013. Some Aspects of Critical Discourse Analysis of the Article “Kyoto is Not Enough to Tackle Climate Change.” Journal of Foreign Studies (ISSN 0866-8612.) Vol.29, No.1S, tr.90-101.

 +  Lưu Thị Kim Nhung. 2014. Diễn ngôn báo chí về biến đổi khí hậu từ góc nhìn phân tích diễn ngôn phê phán. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ 34 - ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. tr51

 +  Lưu Thi Kim Nhung. 2014. UK and US News Coverage of Climate Change from a Critical Discourse Analysis Perspective. Journal of Science of HNUE (ISSN 0868-3719.) Vol.59, No.5, tr.105-113 hoặc có trên đường link:  http://stdb.hnue.edu.vn

3 - Đề tài: THIẾT KẾ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DỮ LIỆU CHO GIÁO TRÌNH DỊCH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ TƯ KHOA TIẾNG ANH-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.

Mã số : SPHN-13-280

Cơ quan chủ trì: Trường đại học Sư Phạm Hà Nội

Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ 6/2013-12/2014

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Thanh Thủy - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Người tham gia: Th.S Nguyễn Thị Nhàn - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Tính mới của đề tài:

- Dạy thực hành Dịch qua nhiều thể loại văn bản phù hợp với nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động sau này

- Lồng ghép hướng dẫn cách tra cứu và tự học cho sinh viên đối với môn thực hành Dịch

Sản phẩm :

+ 01 bài báo đăng trên tạp chí Giáo dục và xã hội có tựa đề “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học biên dịch”, (ISSN 1859-3917), số 44, tháng 11/2014.

+ Bản thảo giáo trình cho môn thực hành Dịch, cho sinh viên năm thứ 4, khoa tiếng Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội

4 - Đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG ” 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY” CỦA EDWARD de BONO TRONG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.

Mã số: SPHN-13-343

Cơ quan chủ trì: Trường đại học Sư Phạm Hà Nội

Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ 12 /2013 - 6/2015

Chủ nhiệm:          Th.S Đỗ Thị Phi Nga - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

Những người tham gia:

                           Th.S Bùi Thị Bích Thủy - Khoa tiếng Anh- ĐHSPHN

                           CN Nguyễn Thủy Nguyên - Khoa Ngữ Văn- ĐHSPHN

Tính mới của đề tài:

Đây là đề tài đầu tiên áp dụng hệ thống ” 6 CHIẾC MŨ TƯ DUY” của EDWARD de BONO làm công cụ tư duy theo định hướng lấy người học làm trung tâm và theo phương pháp dạy học tích cực.

Sản phẩm :

+ 01 Phiếu điều tra

+ 01 giáo trình mới của môn tiếng Anh chuyên ngành dành cho sinh viên hệ cử nhân khoa Ngữ văn.

+ 01 bài báo khoa học  có tên: “ Implementing “ Six Thinking Hats” system by Edward de Bono into Teaching and Learning ESP  for Students of Philology at H.N.U.E” đăng ở Tạp chí khoa học của trường  ĐHSPHN, tháng 6/ 2014, Vol. 59, No. 5, trang 114-121, ISSN 0868- 3719, hoặc có trên đường link:  http://stdb.hnue.edu.vn

 

Cập nhật: 1/21/2015 - Lượt xem: 13726

Bài cùng chuyên mục